Định giá NFT và các phương pháp xác định giá trị cho một bộ sưu tập NFT

01/08/2023 12:05
0
Artboard-12 34.2K

Non-Fungible Token (NFT) trong những năm gần đây đang nổi lên như là một chủ đề nóng trong tiền điện tử và nghệ thuật kĩ thuật số. Chúng có thể là bất cứ thứ gì từ tác phẩm nghệ thuật, video âm nhạc, đồ sưu tầm đến cả bất động sản ảo. Hiểu được giá trị của mỗi NFT là điều vô cùng quan trọng để khám phá tiềm năng của nó. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về định giá NFT cũng như các phương pháp để định giá một NFT

1. Tìm Hiểu Định Giá NFT Là Gì?

Định giá một token có thể được thực hiện dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Oracle như ChainLink, Band Protocol và nhiều nền tảng khác. Tuy nhiên, đối với NFT, việc định giá trở nên phức tạp hơn nhiều bởi tính độc nhất và giá trị riêng biệt của từng NFT. Điều này đòi hỏi một cách tiếp cận đặc biệt để xác định giá chính xác cho mỗi NFT.

Mỗi NFT thể hiện một tài sản số độc đáo, có thể là tranh sơn dầu, video nghệ thuật, lễ hội ảo, hoặc bất kỳ tài sản kỹ thuật số nào mang tính cá nhân hoá. Giá trị của mỗi NFT phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như tác giả, nội dung, độ hiếm, sự nổi tiếng và cộng đồng quan tâm. Với sự phát triển của NFT Finance, chúng ta cũng thấy xuất hiện nhiều mảng sử dụng NFT, như cho thuê, cho vay và các dịch vụ tài chính khác, điều này làm việc xác định giá trở nên vô cùng quan trọng.

Định giá NFT là quá trình xác định giá trị tài sản số dựa trên các yếu tố như hiếm có, nghệ thuật, hoặc giá trị thương mại mà nó mang lại. Giá trị của một NFT cũng biến động liên tục dựa trên thị trường theo thời gian trong đó người mua và người bán thương lượng giá cả dựa trên yếu tố nêu trên. Một NFT có thể được bán với giá rất cao nếu nó là một tác phẩm nghệ thuật phổ biến hoặc được nhóm sưu tập đánh giá cao.

2. Các Yếu Tố Thách Thức Việc Định Giá NFT

Định giá NFT là một điều khá khó khăn, dưới đây là một số thách thức gặp phải:

  • Việc xác định giá của NFT vẫn là những dự đoán để xác định giá NFT. Tuy nhiên, một số tác phẩm nghệ thuật thiếu các yếu tố quan trọng do đó ảnh hưởng đến độ tin cậy của các ước tính. Ngoài ra, do tính chất luôn biến động của thị trường NFT,chỉ trong tích tắc có thể khiến giá trị của chúng tăng hoặc giảm đáng kể.
  • NFT đại diện cho tài sản kỹ thuật số có thể được trao đổi và mua, bán qua lại thông qua nhiều cách khác nhau. Điều quan trọng là xác định loại tiền thích hợp để thực hiện giao dịch NFT. Một số nền tảng bắt buộc sử dụng tiền điện tử cụ thể trong khi những nền tảng khác chỉ chấp nhận tiền tệ truyền thống.
  • Định giá NFT đòi hỏi một lượng thời gian đáng kể và nỗ lực để theo dõi thị trường và cập nhật thông tin về các sự kiện liên quan đến cộng đồng. Tuy nhiên, sự tác động của một số nhân vật nổi tiếng có thể gây ra sự bất ổn của thị trường gây rủi ro cho các nhà đầu tư tiềm năng.
  • Một số hành động gian lận hay thao túng xuất hiện gây ảnh hưởng đến người dùng tham gia giao dịch và có thể ảnh hưởng đến quá trình định giá. Một số cá voi tận dụng khả năng của mình để thao túng và lái NFT theo hướng mà họ mong muốn.

3. Các Yếu Tố Ảnh Hướng Đến Việc Định Giá NFT

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá của một NFT. Tùy thuộc vào từng loại NFT mà một số yếu tố sẽ cần thiết hơn trong quá trình định giá và một số yếu tố khác sẽ là tùy chọn và ít quan trọng. Chúng ta cùng xem xét các yếu tố định giá NFT ngay sau đây:

  3.1. Độ hiếm

NFT thường được xếp hạng theo mức độ khan hiếm. Điều này có nghĩa là những NFT được coi là hiếm có sẽ có giá trị cao hơn do NFT này sở hữu nhiều đặc điểm hiếm hơn. Vì vậy sẽ có ít người có thể sở hữu NFT này hơn nhưng những NFT hiếm này thường sẽ khó để định giá chính xác được vì chúng có giá khá cao và ít được giao dịch qua lại giữa người mua và người bán.

  3.2. Tính thiết thực

Yếu tố tiện ích cho thấy chức năng sử dụng của NFT và cùng là một yếu tố quan trọng để xem xét trong quá trình định giá. Giá trị của NFT cũng tăng lên nếu được sử dụng trên nhiều phương diện khác nhau như: Sử dụng trong trò chơi, không gian ảo,... Một ví dụ điển hình trong trường hợp này là bộ sưu tập Hedgies của sàn giao dịch DYDX. Trong đó, người dùng sở hữu 1 NFT con nhím sẽ được giảm phí giao dịch trên DYDX. 

  3.3. Tính hữu hình

Tình hữu hình có nghĩa là NFT có thể kết nối thực tế với một vật phẩm trong thế giới thực. Nếu nó có thể cung cấp một số loại quyền sở hữu sản phẩm vật lí đắt tiền thì NFT này càng trở nên có giá trị và đắt tiền hơn.  

  3.4. Khả năng tương tác

Nếu một tài sản kĩ thuật số có thể được sử dụng ở nhiều nơi thì chắc chắn nó sẽ có giá trị hơn. Các nhà phát triển đang có gắng tạo ra một mạng lưới liên kết nhằm giúp NFT được sử dụng và tương tác với nhiều nền tảng khác nhau. Ví dụ: Người chơi có thể sử dụng Một vật phẩm trong nhiều trò chơi khác nhau để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

  3.5. Thanh khoản

Thanh khoản vẫn là một vấn đề nhức nhối cần giải quyết đối với NFT. Vì vậy, một NFT có tính thanh khoản cao thì chắc chắn nó đã nhận được sự chú ý của nhiều người dùng trên thị trường và chúng thường có giá trị cao hơn so với những NFT khác.

  3.6. Lịch sử sở hữu

Một NFT có thể trở nên đắt giá hơn nếu chúng đã từng được sở hữu hoặc phát hành bởi một nhân vật nổi tiếng hoặc một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường hoặc trong thế giới thực. Ngoài ra, các công ty có mối quan hệ hợp tác với bộ sưu tập NFT cũng là một yếu tố quan trọng để người dùng quan tâm và đánh giá NFT trong bộ sưu tập đó.

  3.7. Yếu tố về xã hội

  1. Nếu một NFT nhận được nhiều sự chú ý và trở nên phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội như: Twitter, Instagram, … thì giá trị của chúng có thể tăng lên theo thời gian. Yếu tố này xuất phát từ một cơ chế “xã hội học” nơi mọi người nhìn vào người khác để quyết định xem họ có nên làm điều gì đó hay không. Vì vậy, khi họ thấy nhiều người dùng nói về một NFT cụ thể, họ cảm thấy đó là một lý do chính đáng để mua nó.

  3.8. Đầu cơ

Giống như bất kì tài sản nào khác, NFT dễ bị đầu cơ giá. Các sự kiện toàn cầu,  những thông tin quan trọng về bộ sưu tập NFT hoặc thậm chí một Tweet duy nhất có thể làm tăng giá của một bộ sưu tập cụ thể. Cộng đồng quan sát và phân tích nhiều chỉ số có thể cho biết giá trị mà một số NFT sẽ có. Sau đó, họ đưa ra quyết định dựa trên dự đoán của họ. Không có cách nào khả thi để loại bỏ yếu tố này, vì vậy tốt hơn hết người dùng nên xem xét nó khi thực hiện các giao dịch NFT.

4. Các Phương Pháp Định Giá NFT

  1. Phân tích thị trường: Nghiên cứu các giao dịch trước đó của cùng loại NFT hoặc tương tự để hiểu giá trị thị trường của nó.

  2. Nhu cầu và cộng đồng: Đánh giá mức độ quan tâm và nhu cầu từ phía cộng đồng NFT đối với tác phẩm cụ thể.

  3. Tác giả và lịch sử: NFT từ các tác giả nổi tiếng hoặc có lịch sử đáng kể thường có giá trị cao hơn.

  4. Số lượng và độ hiếm: NFT được giới hạn về số lượng hoặc độ hiếm sẽ có xu hướng có giá trị cao hơn.

  5. Công nghệ và tính năng: Nếu NFT có những tính năng độc đáo, công nghệ tiên tiến, điều này có thể tăng giá trị của nó.

  6. Tầm quan trọng lịch sử: Những NFT có tầm quan trọng lịch sử hoặc văn hóa đặc biệt thường có giá trị cao.

  7. Hợp đồng thông minh: Có thể sử dụng hợp đồng thông minh để tự động định giá NFT dựa trên các yếu tố đã nêu trên.

5. Tổng Kết

Định giá NFT là một chủ đề vô cùng quan trọng đối với thị trường trong việc mang NFT đến với nhiều người dùng hơn trong thị trường và có thể đưa NFT đến với nhiều ứng dụng hơn trong thế giới thực. Trên đây là tất cả thông tin mà mình muốn giới thiệu về định giá NFT, hi vọng mọi người đã nhận được những kiến thức bổ ích.

Aliniex tổng hợp