Yếu tố ảnh hưởng đến giá token khi mở khoá

04/05/2023 11:37
0
Artboard-12 39.9K

Phát hành token có thể ảnh hưởng đến giá trị của một dự án nếu mức độ lạm phát cao hơn nhu cầu của thị trường.

Các yếu tố tác động đến mức độ lạm phát của token bao gồm số lượng token được phát hành, tốc độ phát hành, tính thanh khoản của token, điều chỉnh giá trị token và sự cân bằng giữa cung và cầu của thị trường.

Việc đạt được sự đồng thuận và đồng tình trong cộng đồng blockchain và tiền điện tử cũng là yếu tố quan trọng trong việc giữ giá trị của đồng tiền. Vì vậy, các dự án cần đảm bảo rằng việc phát hành token được thực hiện một cách cân bằng và có sự đồng thuận của cộng đồng để giữ cho giá trị của token tăng trưởng ổn định trên thị trường blockchain.

Tốc độ phát hành token

Thời gian unlock token sẽ thể hiện một phần mức độ lạm phát của token đó trong thời gian sắp tới.

Lấy ví dụ trường hợp của Filecoin (FIL) và dYdX (DYDX):

Token unlock schedule của Filecoin (FIL). Nguồn: TokenUnlocks.

 

Token unlock schedule của Moonbeam (FLMR). Nguồn: TokenUnlocks.

Hiện tại, Moonbeam đã mở khóa được 76,03% trong khi Filecoin chỉ mới mở khóa 63%. Trên lý thuyết, áp lực mở khóa token của Filecoin sẽ nhiều hơn so với Moonbeam trong tương lai. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn ngược lại bởi vì thời gian vesting của Filecoin lên đến 40 năm (cho đến năm 2047 thì mới hoàn tất việc mở khóa) trong khi Moonbeam chỉ có 4 năm.

Do đó, áp lực mở khóa của Moonbeam mỗi ngày sẽ cao hơn so với Filecoin cho đến tháng 9/2024. Sau khoảng thời gian đó, mức độ lạm phát của Filecoin có thể sẽ cao hơn so với Moonbeam, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như cung và cầu của thị trường và tình hình phát triển của dự án

Số lượng và giá trị token được unlock

Số lượng và giá trị token được mở khóa sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số như vốn hóa, vốn hóa pha loãng, volume giao dịch và tỷ lệ cung còn lại trên thị trường.

Khi một lượng lớn token được mở khóa, nó có thể gây ra tác động tiêu cực lên giá token và tăng áp lực bán ra trên thị trường, đặc biệt nếu số lượng token được mở khóa quá lớn so với tổng cung của token đó. Nếu giá trị của số token được mở khóa quá lớn so với vốn hóa của token hoặc volume giao dịch trên thị trường, thì giá token có thể giảm mạnh.

Do đó, việc quản lý lượng token được mở khóa là rất quan trọng trong việc tạo ra một thị trường ổn định và đảm bảo giá trị của token được giữ ổn định trong thời gian dài. Các nhà phát triển dự án cần có một kế hoạch quản lý rõ ràng cho việc mở khóa token để đảm bảo rằng số lượng và giá trị token được mở khóa được quản lý một cách hợp lý và đúng đắn.

Ví dụ như kế hoạch unlock của dự án Oasis (ROSE).

Token unlock schedule của Oasis (ROSE) Nguồn: TokenUnlocks.

Từ tháng 11/2021 đến tháng 6/2022, Oasis đã mở khoá 30% token của tổng cung, tương ứng với 2,9 tỷ ROSE (trị giá 667 triệu USD) trong khi vốn hoá trước thời điểm unlock chỉ có 340 triệu USD, với khối lượng giao dịch 50 triệu USD.

So với vốn hoá và khối lượng giao dịch tại thời điểm đó, đây là đợt mở khoá không cân xứng, khiến lượng cung của ROSE tăng lên đáng kể trong khi lực cầu không đủ đáp ứng. Vì vậy, sau khi unlock và các tác động vĩ mô khác, giá của ROSE đã liên tục trượt dài từ 0,5 USD còn 0,066 USD.

Biểu đồ biến động giá ROSE sau khi mở khoá token.

Đối tượng được phân phối token

Khi mở khóa, token sẽ được phân phối cho các đối tượng khác nhau bao gồm đội ngũ phát triển và cố vấn, quỹ vận hành, cộng đồng thông qua các hoạt động khuyến khích và nhà đầu tư ở các vòng Seed, Private và Public.

Mỗi đối tượng nhận token sẽ có tác động khác nhau đối với giá của token, bởi vì việc phân phối token cho từng đối tượng sẽ tạo ra các kỳ vọng và tác động khác nhau đối với thị trường.

Các dự án phân bổ token cho đội ngũ phát triển và nhà đầu tư thường có vốn hoá cao hơn so với các dự án phân bổ nhiều token cho cộng đồng. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng, bởi vì việc phân phối token đúng cách và công bằng cho cả các đối tượng sẽ đóng vai trò quan trọng trong tạo ra sự tin tưởng và sự hỗ trợ của cộng đồng, và từ đó giúp nâng cao giá trị của token.

Tình hình kinh tế vĩ mô

Tình hình kinh tế vĩ mô là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá của các token trong thị trường tiền điện tử. Các quyết định chính sách tiền tệ của các tổ chức như FED cũng có tác động lớn đến giá của các token.

Khi FED tăng lãi suất, các nhà đầu tư sẽ có xu hướng rút tiền khỏi thị trường để chuyển đổi sang các tài sản mang lại lợi suất cao hơn. Điều này dẫn đến sự giảm giá của Bitcoin và các token khác, do nhu cầu mua vào giảm sút. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tình hình kinh tế vĩ mô không phải là yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến giá của các token, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tin tức liên quan đến dự án, sự thay đổi trong cộng đồng người dùng và nhà đầu tư, cũng như những thông tin ảnh hưởng đến hệ thống blockchain mà dự án sử dụng.

 

Aliniex tổng hợp