CBDC là gì? Ưu nhược điểm và tầm ảnh hưởng tới thị trường Crypto
Vào ngày 01/06 sắp tới, chính quyền Hồng Kông sẽ chính thức phê duyệt việc pháp lý hóa tiền điện tử và tài sản kỹ thuật số. Điều này đánh dấu sự tiến bộ trong việc biến Hồng Kông trở thành trung tâm quan trọng của ngành công nghiệp crypto trong tương lai.
CBDC là viết tắt của "Central Bank Digital Currency", nghĩa là "đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương", cùng nhau tìm hiểu về khái niệm dưới đây nhé!
Định nghĩa về CBDC
CBDC (Central Bank Digital Currency) có ý nghĩa là đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương hoặc đồng tiền điện tử được đúc và kiểm soát bởi các ngân hàng trung ương. Mục đích chính của CBDC là kiểm soát luồng tiền và nền kinh tế của quốc gia thông qua việc sử dụng đồng tiền điện tử này, với tỷ lệ 1:1 so với đồng tiền truyền thống của quốc gia.
Sự khác biệt quan trọng giữa CBDC và các stablecoin thông thường là CBDC được hậu thuẫn và quản lý bởi các cơ quan trung ương tập trung, trong khi stablecoin thường được điều hành và phân tán bởi cộng đồng người dùng.
Cơ chế hoạt động CBDC như thế nào?
CBDC (Central Bank Digital Currency) hoạt động tương tự như tiền tệ fiat truyền thống. Nó là một hệ thống thanh toán kỹ thuật số cho phép người dùng thực hiện các giao dịch gửi và nhận tiền ngay lập tức từ bất kỳ đâu.
Ngoài ra, CBDC không chỉ đơn thuần là một phương tiện thanh toán, mà còn có khả năng lưu trữ giá trị tiền pháp định. Các giao dịch trên CBDC được thực hiện thông qua các tài khoản, yêu cầu xác minh danh tính của người gửi và người nhận để hoàn tất giao dịch.
Đặc điểm nổi bật của CBDC
"Central" trong Central Bank Digital Currency ám chỉ tính chất tập trung, tức là CBDC sẽ là một đồng tiền được kiểm soát duy nhất bởi một đơn vị, thường là cơ quan trung ương quốc gia. Vì vậy, đồng tiền CBDC có vai trò hỗ trợ các dịch vụ tài chính cho chính phủ và hệ thống ngân hàng thương mại của quốc gia, đồng thời thiết lập chính sách tiền tệ và phát hành tiền.
Có thể nhìn thấy rằng giá trị của đồng tiền sẽ chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế và tài chính nội địa. Những ai thường xuyên theo dõi chỉ số kinh tế của Hoa Kỳ sẽ nhận thấy tác động mạnh mẽ của tin tức đến sức mạnh của đồng USD, và từ đó tác động trực tiếp đến giá trị của Bitcoin và các tiền kỹ thuật số khác.
“Central Bank Digital Currency” không phải là stablecoin
CBDC không được coi là một stablecoin. Stablecoin là một loại tiền điện tử riêng tư, có giá trị ổn định được gắn liền với một loại tiền tệ hoặc tài sản khác, nhằm duy trì giá trị ổn định theo thời gian. Ví dụ, USDT của Tether hoặc USDC của Circle là những ví dụ về stablecoin. Những loại stablecoin này do các công ty tư nhân phát hành, và giá trị của chúng được neo với giá trị của đồng USD, nhưng không phải là USD trực tiếp.
Khác với tiền điện tử phi tập trung, CBDC được phát hành và vận hành bởi nhà nước. Giá trị của CBDC tương đương với giá trị của đồng tiền vật lý và chịu sự tác động và chi phối tương tự. CBDC cũng có thể được tạo ra thêm để kiểm soát lạm phát, tương tự như đồng tiền truyền thống của quốc gia.
Lợi ích từ CBDC
Dưới đây là một số lợi ích của đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương:
-
Giảm thiểu chi phí: Sử dụng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương giúp giảm thiểu chi phí. Không còn yêu cầu phí duy trì tài khoản hàng năm như các tài khoản ngân hàng thông thường, và mọi giao dịch có thể được hoàn tất thông qua điện thoại di động.
-
Backer chất lượng: Với sự đứng sau của chính phủ, đồng tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương đảm bảo cho nhà đầu tư không phải lo lắng về những rủi ro nặng nề từ sự sụp đổ của các nền tảng như Terra hay sàn giao dịch FTX.
-
Khả năng tiếp cận thị trường: CBDC mở ra cơ hội tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư. Họ có thể dễ dàng nạp tiền điện tử thông qua hệ thống ngân hàng, từ đó loại bỏ những rào cản khi gia nhập thị trường.
-
Tránh "tiền mất tật mang": Khi gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng có quyền sử dụng số tiền đó cho nhiều mục đích khác nhau, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đối với người dùng. Ngược lại, CBDC mang lại sự an toàn cho người dùng khi họ hoàn toàn có thể kiểm soát dòng tiền của mình.
-
Tăng tốc độ xử lý giao dịch: CBDC giúp tăng tốc độ xử lý giao dịch. Trong các giao dịch thông thường, thường xảy ra độ trễ và có thể treo hệ thống nếu gặp lỗi bất ngờ. Hơn nữa, hệ thống CBDC không cần bảo trì thường xuyên, làm tăng trải nghiệm thanh toán và giảm thiểu nhược điểm này.
Nhược điểm của CBDC
Trong quá trình khám phá tiềm năng của CBDC, cũng cần xem xét một số thách thức. Khi tiền trở thành kỹ thuật số, nó có thể truy xuất dữ liệu và phải chịu thuế, ảnh hưởng đến sự riêng tư cá nhân. Một thách thức khác là sự thiếu ổn định trong công nghệ hỗ trợ cho CBDC. Mặc dù lý thuyết CBDC giải quyết vấn đề tốc độ xử lý giao dịch, nhưng hiện tại nhiều cuộc thử nghiệm cho thấy chưa đạt hiệu quả cao.
CBDC được kiểm soát bởi chính phủ và hoàn toàn tập trung dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước về dòng tiền. Giá trị của CBDC cũng phụ thuộc hoàn toàn vào giá trị của đồng tiền trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, CBDC cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Trong khi đó, Bitcoin, vàng và stablecoin được coi là các tài sản trú ẩn tốt khi đối mặt với biến động tiêu cực trong nền kinh tế.
Nhận định về tương lai của CBDC
Tổng thể, sự tham gia của 87 quốc gia trong việc phát triển CBDC cho thấy xu hướng tích cực và quan trọng của loại tiền kỹ thuật số này. CBDC mang đến nhiều ưu điểm mà nhiều loại tiền điện tử khác không thể có. Điều này mở ra nhiều cơ hội cho nhà đầu tư tiếp cận các công cụ thanh toán và đơn giản hóa việc tiếp cận thị trường tiền điện tử.
Ngoài những lợi ích đã đề cập, tính tập trung của đồng tiền kỹ thuật số CBDC có thể là một nguy cơ đối với nền kinh tế và các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Nếu chính sách tiền tệ hoặc nền kinh tế quốc gia không được quản lý một cách hiệu quả, điều này có thể gây rủi ro.
Có thể nói, việc CBDC thể hiện những ưu điểm vượt trội của mình và có hiệu quả thực tế hay không vẫn cần thời gian để phát triển và chứng minh.
CBDC ảnh hưởng thế nào đến thị trường tiền điện tử/Bitcoin?
Sự khác biệt chính giữa CBDC và tiền điện tử là về tập trung hóa. Tiền điện tử là một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung, không được kiểm soát bởi bất kỳ bên trung ương nào. Các giao dịch được thực hiện trên một blockchain, một sổ cái phân tán và công khai. Trong khi đó, CBDC là một loại tiền kỹ thuật số của ngân hàng trung ương, được kiểm soát bởi một Ngân hàng Trung ương.
Tiền điện tử cung cấp sự riêng tư cao hơn so với CBDC. Các giao dịch được thực hiện qua các địa chỉ ví và có thể duy trì mức độ ẩn danh. Một số loại tiền điện tử thậm chí không thể được theo dõi. Trong khi đó, CBDC sẽ có thông tin người dùng và lịch sử giao dịch được lưu trữ bởi ngân hàng trung ương.
Tuy CBDC có vẻ là một đối thủ cạnh tranh tiềm năng để thay thế các loại tiền điện tử như Bitcoin và gây sự đảo lộn trên thị trường tiền điện tử trong tương lai, nhưng nó đi ngược lại với tư tưởng tạo ra Bitcoin và Blockchain, vì nó được kiểm soát và quản lý tập trung.
Ảnh hưởng của CBDC với Bitcoin
CBDC và Bitcoin có những ảnh hưởng khác nhau và có vai trò khác nhau trong thị trường tài chính.
CBDC, do là một loại tiền tệ kỹ thuật số được kiểm soát bởi ngân hàng trung ương, được thiết kế nhằm cung cấp tiền tệ giao dịch cho người dân và doanh nghiệp. CBDC có thể có ảnh hưởng đáng kể đối với hệ thống tài chính truyền thống, vì nó có thể cung cấp sự tiện lợi và an toàn cho các giao dịch hàng ngày.
Bitcoin, với nguồn cung giới hạn ở mức 21 triệu đồng, được xem như một tài sản đầu tư hơn là một loại tiền tệ giao dịch. Điều này có nghĩa là Bitcoin thường được sử dụng để đầu tư, giao dịch trên các sàn giao dịch và được coi là một phương tiện lưu giữ giá trị.
Dù Bitcoin và CBDC có những vai trò khác nhau, sự ra đời của CBDC không thể không có ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử nói chung. Mặc dù nguồn cung của Bitcoin bị giới hạn, sự xuất hiện của CBDC có thể tạo ra một sự thay đổi trong cảm nhận và sử dụng của người dùng đối với các loại tiền điện tử, và có thể gây ra tác động đến giá trị và thanh khoản của Bitcoin cũng như thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, việc đầu tư vào Bitcoin hay CBDC đòi hỏi sự nghiên cứu kỹ lưỡng và hiểu biết về rủi ro và tiềm năng của từng loại tài sản.
Ảnh hưởng của CBDC với các stablecoin
CBDC với các stablecoin khá giống nhau tuy nhiên CBDC thì hợp pháp còn các stablecoin hiện nay đa phần chưa được hợp pháp.
-
Hợp pháp và quản lý: CBDC được phát hành và quản lý bởi ngân hàng trung ương hoặc chính phủ, do đó nó có tính hợp pháp trong quốc gia tương ứng. Trong khi đó, các stablecoin hiện tại thường không được hợp pháp hóa hoặc không được quy định rõ ràng trong nhiều quốc gia. Điều này tạo ra sự không đồng nhất và rủi ro pháp lý khi sử dụng stablecoin.
-
Mục đích và tác động tới hệ thống tài chính: Stablecoin thường nhằm mục đích thay đổi hệ thống tài chính hiện có, cung cấp một phương thức thanh toán nhanh chóng và tiết kiệm phí, và giúp giảm sự phụ thuộc vào ngân hàng trung ương. CBDC, tuy cũng có mục tiêu cải thiện hiệu quả thanh toán và tăng cường quản lý tiền tệ, nhưng nó cũng nhằm hạn chế và kiểm soát các loại tiền tệ không được kiểm soát khác trên thế giới.
-
Liên quan đến chính sách thuế: Stablecoin hiện tại thường không có khía cạnh thuế rõ ràng, và việc áp dụng chính sách thuế đối với các hoạt động liên quan đến stablecoin vẫn đang được thảo luận và phát triển. Trong khi đó, CBDC có thể có liên quan trực tiếp đến chính sách thuế do chính phủ quốc gia đưa ra, giúp tăng cường khả năng thu thuế và quản lý tài chính.
Tuy CBDC có thể mang lại một số lợi ích về thu thuế và quản lý tài chính cho chính phủ, việc tạo ra CBDC cũng có mục tiêu cải thiện hệ thống thanh toán, tăng cường tiện ích cho người dùng và hạn chế các rủi ro liên quan đến tiền tệ không được kiểm soát.