LSDFi là gì? Tổng quan về thị trường LSDFi

19/09/2023 14:56
0
Artboard-12 26.1K

LSDfi là gì?

LSDfi là viết tắt của Liquid Staking Derivatives Finance, có nghĩa là các giao thức DeFi được xây dựng và hoạt động dựa trên nền tảng Liquid Staking. Các giao thức này bao gồm các mảnh ghép cơ bản của DeFi như DEX, Lending hoặc các dự án phức tạp hơn để tận dụng các thuộc tính độc đáo của LSD. LSDfi cho phép người dùng có thể linh hoạt sử dụng tài sản LSD của mình cho nhiều mục đích khác nhau, đồng thời giúp các token LSD nâng cao được tính thanh khoản, tăng cường hiệu quả sử dụng vốn và tạo ra lợi nhuận trong hệ sinh thái DeFi.

Bối cảnh ra đời LSDfi

Bản nâng cấp Shapella của Ethereum diễn ra thành công vào tháng 4/2023 đã loại bỏ những lo ngại của các ETH staker liên quan đến việc rút ETH của họ ra khỏi mạng lưới. Cùng với đó, người dùng của những giao thức LSD như Lido, Rocket Pool, hiện tại, đã có thể dễ dàng Redeem các LST ra ETH với tỉ lệ 1:1, thay vì, phải chịu lỗ khi giao dịch trên các Dex như trước đây. Điều này vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho những người dùng có thể dễ dàng chuyển đổi giữa các dự án staking, nói cách khác gia tăng sự cạnh tranh giành khách hàng giữa các giao thức LSD. Dưới đây là những khía cạch mà các dự án này đang ganh đua:

  • Thanh khoản: Tạo thanh khoản sâu cho các LST vẫn đã và đang là yếu tố then chốt trong cuộc chiến giữa LSD. Thanh khoản đủ dày sẽ giúp giảm thiểu chi phí cho Staker (không có thời gian chờ redeem ETH) khi quy đổi LST sang ETH. Bên cạnh đó, thanh khoản sâu tạo điều kiện thuận lợi cho giao thức LSD chiếm lĩnh thị trường trên các Layer 2 - Nơi các hoạt động DeFi đang có xu hướng tăng trưởng mạnh.
  • Incentives: Nếu như trước Shapella, LSD như Lido hay Frax chỉ tập trung thu hút người dùng bằng việc incentives mạnh tay cho các farmer tại AMM. Hiện tại, khi người dùng có thể redeem LST sang ETH dễ dàng, LSD đã chuyển hướng incentive sang cho các giao thức DeFi khác để kéo người dùng deposit LST vào hệ sinh thái của họ. Incentives cao các dự án sẽ duy trì được sự hấp dẫn của LST trong mắt của staker. 
  • Tạo tính năng mới cho LST: Incentives có thể thu hút người dùng nhưng chi phí rất cao, hiệu quả không bền vững và dễ bị cạnh tranh. Do vậy, phát triển Use Case được coi là "game" đường dài mà các dự án LSD cần. Thêm vào đó, LST là một loại tài sản đặc biệt khi sinh ra yield, đây chính là yếu tố mà các giao thức LSD và nhà phát triển DeFi đang sử dụng để lên ý tưởng tạo ra một thị trường thứ cấp riêng - LSDfi.

Như vậy, LSDfi được ra đời hậu Ethereum Shapella hardfork do nhu cầu tạo ra những tính năng mới cho lớp tài sản LST, qua đó gián tiếp thúc đẩy người dùng stake ETH nhiều hơn và giữ LST trong DeFi lâu hơn.

Hệ sinh thái LSDfi

Hệ sinh thái LSDfi bao gồm các giao thức DeFi đã có chỗ đứng trên thị trường và được tích hợp LSD như một phần trong bộ sản phẩm của chúng hoặc là các dự án mới xuất hiện gần đây có sản phẩm chính xoay quanh LSD. 

Các mảnh ghép trong hệ sinh thái LSDfi có thể kể đến như: 

  • DeFi liquid staking providers: Là các giao thức DeFi cung cấp dịch vụ staking. Người dùng stake token của họ sẽ được nhận lại các LST và sử dụng chúng cho các mục đích khác nhau. 
  • CEX liquid staking providers: Là các sàn CEX cung cấp dịch vụ staking.
  • CDP Stablecoin: CDP là viết tắt của Collateral Debt Position, có nghĩa là các vị thế nợ thế chấp. Các giao thức CDP cho phép người dùng sử dụng LSD token làm tài sản thế chấp để mint stablecoin.
  • Index LSD: Người dùng sẽ khóa token của họ để có thể nhận được token LSD của dự án. Bằng cách này, họ sẽ được nắm giữ nhiều loại token LSD hơn để tối đa hóa lợi nhuận từ tài sản của mình.
  • Yield Strategy: Là các giao thức cho phép người dùng gia tăng lợi nhuận tốt hơn cho tài sản mà họ sở hữu thông qua nhiều chiến lược khác nhau.
  • Money Market: Là các giao thức Lending cho phép người dùng sử dụng các token LSD làm tài sản thế chấp để vay token khác.

Các ứng dụng của các dự án LSDfi trong DeFi 

Giao dịch Yield trong tương lai

Như đã đề cập ở trên, yield là điểm nhấn của tài sản LST. Bên cạnh đó, mức yield của các LST cũng khác nhau và thay đổi liên tục (phụ thuộc vào số lượng ETH stake & Network Activity). Khai thác những đặc điểm này, LSDfi đã cho ra đời sản phẩm Yield Trading với dự án đầu tiên & nổi bật nhất là Pendle.

Pendle cho phép người dùng triển khai nhiều chiến lược giao dịch khác nhau. Khi gửi tài sản vào Pendle, tài sản cơ bản này sẽ được thể hiện thông qua Principle Token (PT) còn lợi nhuận của nó sẽ thể hiện qua Yield Token (YT). Vì tiền gốc và lợi nhuận được tách biệt, nên người dùng có thể linh hoạt hơn trong việc quản lý tài sản của mình.

Một số chiến lược bạn có thể thu lợi nhuận từ Pendle như: Long Yield, Long tài sản mua ở giá discount, cố định lợi nhuận nhận về trong tương lai, hoặc kết hợp các chiến lược lại với nhau.

Tổng hợp và mở khóa thanh khoản

Tối ưu thanh khoản và lợi nhuận cho LST hay đơn giản là mô hình mint stablecoin với tài sản thế chấp là LST - đây là một trong những mô hình đang được nhiều dự án LSDfi tập trung cũng như có sự tăng trưởng mạnh nhất thời gian qua. Xuất phát từ nhu cầu thực tế của người dùng DeFi luôn muốn tối ưu lợi nhuận từ tài sản mà mình nắm giữ, một số giao thức LSDfi đã tận dụng khá tốt tâm lý này để bùng nổ thời gian qua.

  • Agility - nền tảng Liquidity Aggregator sử dụng mô hình veToken của Curve. Agility cho phép người dùng deposit token LSD vào giao thức nhận về aLSD (giữ nguyên staking yield). Với aLSD người dùng có thể lựa chọn hoặc mint stablecoin aUSD hoặc deposit aLSD vào các strategy vault được Agility vận hành để thu về thêm yield. Agility là một trong những dự án đi đầu nhưng chỉ tồn tại vỏn vẹn hơn nửa tháng trước khi rơi vào tình trạng "thực vật".
  • Lybra - nền tảng học theo mô hình CDP tương tự MakerDAO với sản phẩm yield-bearing stablecoin eUSD. Cơ chế của Lybra tương đối đơn giản, LST holder có thể deposit tokens (hiện tại là stETH) mint eUSD. Nắm giữ eUSD người dùng sẽ được trả lợi nhuận (>7%) giống như gửi tiền ngân hàng. Nguồn lợi nhuận này đến từ chính lãi của ETH staking được convert sang eUSD. Lybra hiện tại đang giữ vị trí Top 1 với hơn 80% thị phần stablecoin và hứa hẹn sẽ tiếp tục bùng nổ bằng phiên bản Lybra V2 mainnet trong thời gian tới.

  • Raft - giao thức CDP với mô hình có nhiều tương đồng với Lybra, tuy nhiên, Raft tập trung nhiều hơn vào tính ứng dụng cho stablecoin $R được mint từ stETH và rETH thông qua incentive các Pool thanh khoản trên AMMs như Balancer hay Uniswap. Cùng với đó, Raft cũng nhấn mạnh đến tính năng 1-click Leverage giúp người dùng đòn bẩy vị thế nắm giữ ETH lên tối đa x6 lần chỉ bằng 1 thao tác, thay vì phải thực hiện vòng lặp nạp ETH -> vay Stable mua thêm ETH -> Nạp tiếp ETH -> Vay... nhiều lần. Hiện tại, Raft đang giữ vị trí thứ 2 về market share trong ngách.
  • Gravita - giao thức CDP được ví như bản fork của Liquity Protocol với stablecoin $GRAI hiện đang đứng ở vị trí top 3. Điểm nổi bật của Gravita có lẽ nằm ở việc chấp nhận nhiều loại tài sản đảm bảo khác nhau như wstETH, rETH, swETH, WETH và bLUSD để mint $GRAI, đồng thời có Stable Pool dùng để bảo hiểm cho giao thức trong trường hợp Liquidation. Ngoài ra, Gravita cũng có xu hướng mở rộng sự có mặt của mình tại các L2 khác như Arbitrum hay Optimism từ sớm thay vì chỉ tập trung tại L1.

Liquidity Hub

Tạo pool thanh khoản bao gồm các LST khác nhau và ETH, thông qua đó giúp staker dễ dàng chuyển đổi dự án LSD mình muốn sử dụng, đồng thời xây dựng thêm một lớp tài sản - index token đại diện cho Pool - bên trên các LSD token để tham gia vào thị trường DeFi.

  • LSDx - một giao thức giúp cải thiện thanh khoản cho các LSTs. Về cơ bản LSDx cho phép các holder gửi LST (stETH, frxETH, rETH, ETH) của họ vào một Pool với token đại diện là ETHx. Người dùng khi muốn đổi giao thức LSD có thể dễ dàng swap các LST với trượt giá thấp. Bên cạnh đó, LSDx cũng giới thiệu stablecoin UM của họ với tài sản đảm bảo là ETHx. Người nắm giữ UM sẽ nhận được yield trả bằng LSD.
  • UnshETH - dự án đưa ra tầm nhìn giúp giảm mức độ tập trung của các validator thông qua incentives thanh khoản với 2 sản phẩm chủ đạo là vdAMM và VDO đang được xây dựng. Hiện tại, unshETH hoạt động tương tự như LSDx với pool gồm các LST và ETH được đại diện bởi index là unshETH.

Rủi ro tiềm ẩn đối với LSDFi

Thị trường LSDFi đem đến sức hút lớn thì cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Nhìn vào cơ chế hoạt động của LSDFi, ta cũng có thể thấy được thị trường này đang có dấu hiệu như mô hình Ponzi.

Có thể hình dung khi bạn sử dụng các LST vào nền tảng LSDFi và tiếp tục mint ra một loại tài sản LST khác đại diện cho các LST đã đưa vào nền tảng LSDFi trước đó và bạn tiếp tục sử dụng các loại LST mới đưa lên nền tảng khác để gia tăng lợi nhuận của mình. Điều này có thể hình dung như việc xếp chồng lớp thanh khoản lên nhau và phóng đại lớn hơn, đây là rủi ro lớn nhất trong mô hình này vì khi lượng lớn thanh khoản bị rút đi sẽ tạo ra lỗ hổng lớn từ đó sẽ gây ra tình trạng sụp đổ mô hình.

Đi kèm với đó sẽ có các rủi ro tiềm ẩn khác như:

  • Rủi ro từ nền tảng của bên thứ 3: Trong sự liên kết giao thức của các nền tảng, tài sản của các bên sẽ luôn có sự liên kết với nhau về tính thanh khoản. Khi bạn stake vào giao thức A nhận lại LST và gửi vào giao thức B và tiếp tục như vậy sẽ tạo ra sự liên kết với nhau giữa các nền tảng. Nếu 1 trong các nền tảng trên gặp vấn đề thì cả dây chuyền sự liên kết này sẽ bị ảnh hưởng.
  • Rủi ro Smart contract: Đây là rủi ro chung của thị trường Defi, đặc biệt là các lổ hổng liên quan đến Smart Contract. Sự tập trung lớn về lượng thanh khoản sẽ là điểm thu hút hacker. Nếu Smart contract bị tấn công thì vấn đề này có thể làm giao thức sụp đổ và người dùng mất hết tài sản.
  • Depeg: Peg là một trong những yếu tố quan trọng nhất của tài sản LST. Peg có thể mất do một trong các nguyên nhân như bị hacker tấn công pool thanh khoản, giao thức bị hack, validator bị cắt cổ phần, người dùng rút tài sản đột ngột,...
  • Rủi ro thanh lý: trong các giao thức về lending, rủi ro về thanh lý tài sản là vấn đề rất nguy hiểm, việc LSDFi phóng đại tính thanh khoản cũng giống như việc bạn sử dụng đòn bẩy trong giao dịch. Nếu để ý, bạn có thể so sánh các loại tài LST trên thị trường, giá trị của các loại tài sản đó có sự chênh lệch lớn vậy nên khi thị trường xảy ra biến động mạnh thì các loại tài sản LST này sẽ có sự biến động lớn hơn so nhiều so với các loại tài sản khác vậy nên khả năng thanh lý sẽ rất lớn.
  • Tài sản stake bị cắt giảm: Điều này thường xảy ra đối với việc bạn stake tài sản (delegate) của mình cho một validator. Nếu validator đó có hành vi gian lận thì sẽ dẫn đến bị phạt, điều này có thể gây ra tổn thất đối với lượng tài sản đã stake. Chính vì vậy, khi lựa chọn Validator để stake, bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng để tránh gặp phải các rủi ro trên.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về LSDfi, một mảnh ghép mới và tiềm năng của DeFi. Thông qua bài viết này, chắc các bạn đã phần nào nắm được những thông tin cần thiết về LSDfi nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu và đầu tư của mình. Chúc bạn may mắn!

Mua bán USDT dễ dàng và an toàn tại sàn giao dịch Aliniex

Môi trường giao dịch đáng tin cậy và hiệu quả.

Theo dõi các tin tức mới nhất tại :

Aliniex tổng hợp