NFT Lending: Mô Hình, Sự Hiệu Quả & Cơ Hội

29/06/2023 15:04
0
Artboard-12 33.7K

NFTFi nói chung và các dự án thuộc ngành NFT Lending ngày càng bùng nổ mạnh mẽ với số lượng các dự án mới ra đời mỗi ngày tăng vọt. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng như mảng Lending & Borrowing trong DeFi chỉ còn một vài cái tên đã giành toàn bộ TVL của thị trường là AAVE, Maker DAO hay Compound thì trong NFT Lending cũng vậy, kẻ thắng sẽ có tất cả.

Vậy dựa trên những điểm nào để chúng ta có thể tìm được những dự án có thể trở thành người thắng cuộc thì một trong những điểm vô cùng quan trọng đó chính là mô hình hoạt động. Mô hình hoạt động nào được tối ưu trải nghiệm cho người dùng nhất thì mô hình hoạt động đó, dự án đó có thể nắm được tiên cơ để trở thành người thắng cuộc.

Bây giờ chúng ta cùng nhau đi vào chi tiết bài viết NFT Lending: Mô Hình, Sự Hiệu Quả & Cơ Hội.

Tổng Quan Về NFT Lending

FT Lending là các dự án Lending & Borrowing nhưng thay vì tài sản thế chấp là các token hay các đồng coin thì với các dự án NFT Lending thì tài sản thế chấp là các bộ sưu tập NFT có thể là BAYC, MAYC, Doodles, Azuki, Moonbirds, Clone X,...

Về cơ chế hoạt động thì các NFT Lending cũng không quá khác biệt so với các nền tảng Lending trong DeFi là người dùng gửi tài sản thế chấp của mình vào để có thể vay ra các tài sản mà mình mong theo tỷ lệ có trước. Về cơ bản thì tất cả đều giống nhau nhưng về bản chất bên trong lại có sự khác nhau. Và trong các dự án NFT Lending cũng có nhiều cơ chế hoạt động khác nhau.

Tổng Hợp Các Cơ Chế Hoạt Động Trong Ngành NFT Lending

 1. Lending P2P - Mô hình cho vay truyền thống

Với mô hình này sẽ có 2 cách triển khai chính là người cho vay đưa ra điều kiện vay và người đi vay sẽ đưa ra điều kiện. 

  1.1 Người cho vay đưa ra điều kiện

  • Bước 1: Người cho vay sẽ gửi NFT vào nền tảng NFT Lending đi kèm những điều kiện như tài sản thế chấp mong muốn nhận, thời hạn cho vay, lãi suất mong muốn, điều kiện thanh lý,...
  • Bước 2: NFT và điều kiện cho vay của người cho vay sẽ được niêm yết trên nền tảng NFT Lending.
  • Bước 3: Người đi vay sẽ tìm kiếm các bộ sưu tập NFT và các NFT đi kèm với các điều kiện của khoản vay phù hợp với mình để thực hiện hành động vay.
  • Bước 4: Người đi vay sẽ trả lại NFT và một phần tiền lãi như trong hợp đồng giữa 2 bên.

Dự án nổi bật: X2Y2

  1.2 Người vay sẽ đưa ra điều kiện

  • Bước 1: Người cho vay sẽ gửi NFT của mình vào nền tảng NFT Lending.
  • Bước 2: NFT của người cho vay sẽ được niêm yết trên nền tảng NFT Lending.
  • Bước 3: Người đi vay sẽ tìm kiếm những NFT phù hợp với nhu cầu của mình và bắt đầu đưa ra những offers dành cho chủ sở hữu NFT như là  tài sản thế chấp, thời hạn cho vay, lãi suất mong muốn, điều kiện thanh lý,...
  • Bước 4: Người đi vay sẽ trả lại NFT và một phần tiền lãi như trong hợp đồng giữa 2 bên.

Dự án nổi bật: NFTFi, Arcade.xyz,

  1.3 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Lending P2P

Ưu điểm

Nhược điểm

Người cho vay và người vay đạt được toàn bộ những điều kiện mà mình mong muốn.

Thanh khoản kém bởi vì nhiều điều kiện trong khoản vay khác nhau khó tìm được người vay/cho vay phù hợp.

Triển khai dễ dàng, ít gặp những rủi ro về smartcontract

Tài sản vẫn có thể không tạo ra lợi nhuận khi mà không có ai vay tương đương với việc không giải quyết được gốc rễ vấn đề.

Chỉ tập trung vào việc mở rộng thị trường và người dùng vì sản phẩm không cần nhiều đột phá.

Mô hình này đâu đó đã bị thất bại trong DeFi và chỉ mới nổi lại gần đay khi có nhiều cải tiến.

Người dùng dễ tiếp cận và dễ tham gia sử dụng dịch vụ từ dự án

Thị trường NFT có nhiều yếu điểm so với thị trường altcoin đặc biệt là về vấn đề thanh khoản khi xảy ra thanh lý các NFT.

 2. Lending P2Pool - Sự đổi mới lấy cảm hứng từ thị trường DeFi

  2.1 Tổng quan về ngành Lending Pool

Mô hình Lending Pool của ngành NFTFi có những sự khác biệt nhất định so với mô hình Lending Pool trong DeFi. 

Ví dụ: Trong DeFi, toàn bộ người dùng sẽ gửi tiền của mình vào trong 1 pool (1 loại tài sản sẽ có 1 pool khác nhau) sau đó người đi vay sẽ để pool gửi tài sản thế chấp của mình vào và vay ra tài sản mà mình cần. Sau đó, người đi vay sẽ trả lãi suất thì lãi suất này sẽ chia đều cho tất cả những người đã tham gia pool thanh khoản đó.

Nhưng với mô hình Lending Pool của NFTFi thì là một câu chuyện khác.

  2.2 Cơ chế hoạt động của mô hình Lending Pool

Với mô hình của các nền tảng Lending Pool thì cơ chế hoạt động thông thường sẽ bao gồm những bước sau:

  • Bước 1a: Người dùng sẽ gửi NFT của mình vào nền tảng để làm tài sản thế chấp.
  • Bước 1b: Song song với bước 1a thì người dùng sẽ gửi tài sản của mình vào pool trên nền tảng (mỗi tài sản sẽ có những pool khác nhau như ETH, BTC, USDT, USDC,...)
  • Bước 2: Người dùng dựa trên tỷ lệ thế chấp của mình để mà vay tiền từ pool tại bước 1b.
  • Bước 3: Người dùng trả lại tài sản mà mình đã vay và một phần tiền lãi để nhận lại NFT của mình

Tuy nhiên mỗi dự án trong mảng Lending Pool lại có cơ chế hoạt động tương đối khác nhau, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào từng dự án để tìm những sự khác biệt đó nhé!

  2.3 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Lending P2Pool

Ưu điểm

Nhược điểm

Hoạt động một cách trơn tru dễ dàng, mô hình hoạt động có nhiều đổi mới so với mô hình thông thường

Số lượng cho vay/vay ở tỷ lệ khá thấp. Cần có nhiều hoạt động để kích cầu vay.

Người dùng có thể tham gia sử dụng sản phẩm nhanh chóng và dễ dàng.

Những người gửi NFT vào nền tảng đơn thuần sẽ không có lãi suất.

-

Chưa thật sự phù hợp cho những người chỉ muốn hold NFT thông thường

 3. CDP - Mảnh ghép khó xây dựng nhất trong Lending & Borrowing

  3.1 Tổng quan về ngành CDP

CDP là viết tắt của cụm từ Collateralized Debt Position, đây là mảng cực kì khó xây dựng và thành công chứng minh cho điều đó thì ở thời điểm hiện tại CDP thành công nhất mới chỉ điền tên của Maker DAO với DAI. CDP cũng là nền tảng thuộc Lending & Borrowing nhưng khác ở một chỗ là bạn thế chấp tài sản để mint ra stablecoin do chính nền tảng CDP đó phát hành.

Nên với các dự án Lending Pool thông thường như AAVE thì họ chỉ cần tập trung vào tối ưu, nâng cấp sản phẩm để thu hút người dùng thì các nền tảng CDP cần phải làm cả điều đó bên cạnh đó là xây dựng thêm nhiều use case, thanh khoản dành cho stablecoin của riêng họ. Nên công việc chính của một CDP bao gồm:

  • Tối ưu, nâng cấp sản phẩm để tối ưu hóa trải nghiệm cho người dùng; phát triển multichain tương tự như các nền tảng Lending Pool đang triển khai.
  • Bootstrap thanh khoản cho stablecoin của mình trên nhiều AMM đặc biệt là Curve Finance.
  • Xây dựng thêm nhiều use case cho stablecoin, tích hợp stablecoin vào nhiều nền tảng DeFi khác nhau mấu chốt ở đây là làm stablecoin của mình trở nên phổ biến.

Chính vì vậy dự án duy nhất đang trở thành CDP của mảng NFTFi đó chính là JPEG'd được xây dựng bởi đội ngũ có nhiều năm kinh nghiệm trong thị trường crypto với nhiều dự án khác nhau như Olympus DAO, Dopex, Orbital, Jones DAO,...

  3.2 Cơ chế hoạt động của nền tảng CDP

Tương tự như các nền tảng Lending khác thì các nền tảng CDP cũng chỉ hỗ trợ một số loại NFT nhất định và cơ chế được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Người dùng gửi NFT thế chấp mà được nền tảng chấp nhận vào nền tảng.
  • Bước 2: Người dùng có thể mint ra stablecoin hoặc synthetic asset do nền tảng phát hành.
  • Bước 3: Người dùng sử dụng stablecoin hoặc synthetic asset tham gia vào các hoạt động NFTFi hoặc DeFi những nơi chấp nhận các tài sản trên.
  • Bước 4: Người dùng burn token và một phần tiền lãi để nhận về NFT của mình.

  3.3 Mô hình hoạt động cụ thể: JPEG'd

Về phía người dùng khi tương tác với JPEG'd sẽ được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Người dùng gửi NFT của mình vào JPEG'd. Hiện tại, JPEG'd chỉ chấp nhận các bộ sưu tập như Crypto Punks, BAYC, MAYC, Doodles, Pudgy Penguin, Azuki, CloneX,...
  • Bước 2: Người dùng lưuạ chọn mint ra pUSD (stablecoin có peg 1-1 với USD) hoặc pETH (có peg 1-1 với ETH) với tỷ lệ là 30%. Ví dụ: người dùng thế chấp NFT có giá trị $1.000 thì chỉ mint ra được tối đa là $300 pUSD.
  • Bước 3: Sử dụng pUSD hoặc pETH tham gia các hoạt động NFTFi và DeFi.
  • Bước 4: Burn pUSD hoặc pETH và một phần tiền lãi để nhận về NFT ban đầu

Có thể thấy rằng tỷ lệ thế chấp là 30% là tương đối thấp nếu so sánh với Bitcoin là 65%, ETH là 65% trong Maker DAO nhưng theo góc nhìn của mình thị trường NFT có nhiều vấn đề thanh khoản nên việc tiếp cận ở mức 30% cho thấy JPEG'd đang tiếp cận thị trường một cách cực kì cẩn trọng.

Về phía công việc của JPEG'd thì họ đang làm những điều sau:

  • Tham gia Curve Wars khi mà có chương trình bán bond CVX để nhận về JPEG'd với giá chiết khấu ngoài ra họ cũng bán JPEG trong tresury để thu mua CVX hàng ngày. Hiện tại JPEG'd đang nắm giữ hơn 20% tổng cung của CVX.
  • Bootstrap thanh khoản cho cặp pETH - ETH trên Curve Finance với lượng incentives rất cao.
  • Tích hợp pETH, pUSD vào nhiều nền tảng DeFi, NFTFi khác nhau.
  • Xây dựng các dự án, đối tác vệ tinh dể giải quyết vấn đề về thanh khoản như Insrt Finance.

  3.4 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình CDP

Ưu điểm

Nhược điểm

Đây là một mô hình đã chứng minh được sự thành công trong DeFi.

Thị trường NFT có nhiều yếu điểm so với thị trường altcoin đặc biệt là về vấn đề thanh khoản khi xảy ra thanh lý các NFT.

Mức độ lan tỏa sẽ ra cả ngoài TradFi nếu stabelcoin của dự án vẫn hành thành công trong nhiều năm.

Tỷ lệ thế chấp còn tương đối thấp sẽ khá khá để thu hút người dùng trong thời gian ngắn.

Người dùng có thể tham gia sử dụng nền tảng một cách dễ dàng.

Mất rất nhiều thời gian và công sức để xây dựng. Nên nhớ rằng Maker DAO đã mất đến 7 năm để đi tới thành công.

Một Số Những Mô Hình Mới Lạ Trong NFT Lending

OpenSky - Nền tảng NFT Lending được chống lưng bởi AAVE

OpenSky đã nhận được grant từ nhiều ông lớn trong thị trường crypto như AAVE, Rarible hay Alchemy. Cơ chế hoạt động củ OpenSky đâu đó khá tương đồng với Morpho Labs đang hoạt động tương đối thành công đó chính là:

  • Bước 1: Người dùng gửi NFT lên OpenSky làm tài sản thế chấp.
  • Bước 2: Tương tự như các NFT Lending Pool khác thì OpenSky cũng có các pool tài sản cho người dùng có thể gửi vào lấy lãi từ những người ở trên. Tuy nhiên, khi tài sản này ở trạng thái rảnh rỗi thì nó được gửi lên AAVE để lấy lãi tự động.
  • Bước 3: Khi ở OpenSky xuất hiện khoản vay thì tiền từ AAVE sẽ được rút về để cho người vay mượn với mức lãi suất hấp dẫn hơn.
  • Bước 4: Sau đó người vay trả lại lượng tiền mình đã vay và một phần tiền lãi sau đó là thu về NFT của mình.

Mô hình này tận dụng tốt nguồn vốn của người dùng mà cũng không đưa vào các hoạt động rủi ro. Bản thân AAVE cũng đã được kiếm chứng sau nhiền lần thị trường biến động mạnh.

Kairos Loan - Tối ưu trải nghiệm cho người cho vay

Thay vì phải ngồi tìm kiếm những khoản vay phù hợp với mình thì Kairos Loan sẽ tự động tìm kiếm khoản vay có điều kiện tốt nhất thời điểm đó. Cơ chế hoạt động của Kairos Loan được diễn ra như sau:

  • Bước 1: Lender gửi tài sản lên nền tảng và thiết lập các điều khoản cho vay.
  • Bước 2: Borrower deposit NFT lên nền tảng làm tài sản thế chấp, lúc này Kairos Loan tìm những Lender có điều khoản cho vay tốt nhất dành cho Borrower.
  • Bước 3: Borrower chấp nhận điều khoản của khoản vay và nhận ngay lập tức số tiền vay được.
  • Bước 4: Borrower có thể trả lại khoản vay + tiền lãi bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn và nhận lại tài sản thế chấp của mình.

Có thể thấy rằng, Kairos Loan yêu cầu điều kiện đến từ cả người vay và cho vay họ sẽ giống như "ông tơ, bà nguyệt" đứng giữa xe duyên cho các khoản vay sao cho thanh khoản lúc nào cũng kịp thời.

Tổng Kết

Trên đây là toàn bộ những mô hình Lending & Borrowing với thị trường NFT ở thời điểm hiện tại. Mỗi mô hình đều có những ưu và nhược điểm riêng nhưng rõ ràng Lending Pool đang chiếm vị thế thượng phong vào những ưu điểm rõ ràng trong mô hình hoạt động.

Với CDP thì cần rất nhiều thời gian để có thể phát triển và xây dựng use case. Cuối cùng với nền tảng Lending P2P thì mình thấy các dự án này có thể học tập Morpho Labs trong việc cải tiến mô hình P2P sao cho hiệu quả.

Aliniex tổng hợp