Aliniex Học Viện

Coin Layer 2 là gì? Các đồng coin Layer 2 hiệu quả, nên đầu tư nhất

10-05-2023 | 05:05

Nếu bạn đang tìm hiểu về thị trường tiền điện tử, chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “Layer 2”. Nhưng cụ thể coin Layer 2 là gì? Tại sao lại có khái niệm này? Những đồng coin Layer 2 nổi bật nhất hiện nay là gì? Hãy cùng chúng mình đi tìm hiểu chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây.

Coin Layer 2 là gì?

Coin Layer 2 là tên gọi chung cho các đồng tiền điện tử được tạo ra nhằm giải quyết các vấn đề về tính mở rộng của Ethereum. Đặc điểm của Layer 2 là được xây dựng trên blockchain của Layer 1 (Ethereum), vì vậy chúng sẽ được kế thừa tính bảo mật Ethereum, nhưng được cải thiện hơn về tốc độ và chi phí giao dịch.. 

Ethereum là một trong những blockchain phổ biến nhất hiện khi sở hữu số lượng dApps tính đến cuối năm 2021 là gần 4000 ứng dụng. Khi có quá nhiều người sử dụng Ethereum đã làm bộc lộ những nhược điểm của Ethereum là tốc độ giao dịch chậm, thường xuyên tắc nghẽn và phí gas đắt đỏ.

Để cải thiện điều này, nhiều giải pháp được ra đời và chúng được gọi là Layer 2 của Ethereum.

Hạn chế của các đồng coin Layer 2 là gì?

Chắc hẳn mọi người cũng nhận thấy nhiều ưu điểm, tuy nhiên những đồng coin Layer 2 cũng có nhiều hạn chế, ví dụ như:

  • Việc mở rộng quy mô của Layer 2 phải đối mặt với vấn đề ngăn cản khả năng tương tác giữa các sidechains khác nhau. Không phải tất cả đều ngăn cản, nhưng đại đa số sẽ gặp khó khăn vì điều này.
  • Chi phí giao dịch cao: Mặc dù phí trên layer 2 đã rẻ hơn nhiều so với Layer 1, nhưng chúng vẫn còn quá cao so với những nền tảng khác. Đặc biệt, phí để đưa tài sản từ layer 1 đến layer 2 cũng là rất cao.

  • Cách đồng coin Layer 2 còn quá mới, chỉ mới xuất hiện năm vừa qua nên chúng còn nhiều hạn chế và chưa thực sự có nhiều đột phá.

  • Mặc dù layer 2 có nhiều ưu điểm, nhưng không có nghĩa là các Dev có thể phát triển dễ dàng các sản phẩm trên layer 2 như ở trên layer 1.

Khách quan hơn, các nhược điểm của Layer 2 trên đều đang được chú trọng giải quyết, và có nhiều gương mặt nổi bật đang nhận được nhiều nhận xét tích cực từ cộng đồng mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở phần dưới.

Các loại giải pháp Layer 2 của Ethereum

Ethereum là một nền tảng blockchain phổ biến và có nhiều giải pháp Layer 2 để tăng cường tốc độ xử lý giao dịch và giảm chi phí phí giao dịch. Dưới đây là một số giải pháp Layer 2 phổ biến của Ethereum:

  • Plasma: Plasma là một giải pháp Layer 2 mở rộng cho Ethereum, được đề xuất bởi Vitalik Buterin và Joseph Poon vào năm 2017. Nó cho phép một số lượng lớn giao dịch được xử lý ngoài chuỗi và được gộp lại thành một khối trên chuỗi chính. Plasma sử dụng một cơ chế kiểm tra khối chính (mainchain) để đảm bảo tính toàn vẹn của giao dịch.
  • Raiden Network: Raiden Network là một giải pháp mở rộng ngoại chuỗi (off-chain) cho Ethereum, cho phép các giao dịch được thực hiện nhanh chóng và có chi phí thấp hơn. Nó hoạt động bằng cách tạo ra một mạng lưới kênh thanh toán ngoại chuỗi giữa các bên, cho phép các giao dịch được thực hiện mà không cần phải xử lý trực tiếp trên blockchain.
  • Optimistic Rollup: Optimistic Rollup là một giải pháp Layer 2 cho phép giao dịch được xử lý ngoài chuỗi và được gộp lại vào một khối trên chuỗi chính, tương tự như Plasma. Tuy nhiên, nó sử dụng một cơ chế kiểm tra khối chính khác, cho phép nó hoạt động một cách linh hoạt hơn và giảm thiểu chi phí.
  • ZK Rollup: ZK Rollup là một giải pháp Layer 2 sử dụng công nghệ Zero-Knowledge Proof để đảm bảo tính toàn vẹn của giao dịch. Nó cho phép một số lượng lớn giao dịch được gộp lại vào một khối trên chuỗi chính, giảm chi phí phí giao dịch và tăng tốc độ xử lý.

Các đồng coin Layer 2 tiềm năng nhất 2023

Polygon (MATIC)

Polygon là một giao thức cho phép các dự án kết nối với các mạng tương thích với Ethereum để kích hoạt “các giải pháp có thể mở rộng: cho một hệ sinh thái đa chuỗi.

Được quảng cáo là dành cho các nhà phát triển, Polygon đã xác định những thách thức mà blockchain Ethereum phải đối mặt và đưa ra các giải pháp của riêng mình bằng cách cung cấp các giao dịch “không mất phí gas” và ngay lập tức với chuỗi Proof-of-stake (PoS).

Polygon sử dụng toke MATIC để giúp bảo mật mạng và thanh toán mọi khoản phí giao dịch. Ban đầu dự án được gọi là MATIC và được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Ethereum, nhưng vào năm 2021, dự án đổi tên thành Polygon và hiện nó là một đồng coin Layer 2 tiềm năng giúp nâng cao hệ sinh thái Ethereum thay vì cạnh tranh trực tiếp với nó.

Hiện tại có hơn 3.000 ứng dụng phi tập trung đang chạy trên mạng Polygon, bao gồm các ví, oracles, DeFi, DAO, B2B, NFT và các dự án trò chơi.

Loopring (LRC)

Loopring là một dự án zkRollup Ethereum Layer 2 cung cấp phí thấp và tốc độ cao để giao dịch, hoán đổi và thanh toán bằng ETH.

Loopring thúc đẩy một “hệ thống thực thi tự động” cho phép người dùng giao dịch trao đổi chéo và tham gia vào tính thanh khoản giữa các blockchain. Được định nghĩa là “blockchain agnostic”, có nghĩa Loopring có thể tích hợp với bất kỳ nền tảng nào sử dụng hợp đồng thông minh. Bạn có thể sử dụng thị trường Loopring BETA để tạo ví Layer 2 và giao dịch token DeFi với các cặp giao dịch ETH và USDT.

Loopring sử dụng token LRC của nó để hỗ trợ các giao dịch, và nó đang trở thành một trong các đồng coin Layer 2 đáng quan tâm hiện nay

OMG Network (OMG)

OMG Network là một đồng coin Layer 2 cung cấp cho Ethereum giải pháp Optimistic Rollup Layer 2 để giảm phí gas và cải thiện thông lượng giao dịch cho các hợp đồng thông minh.

Một dự án mới được khởi chạy bởi OMG có tên là Boba , đang mở rộng các khả năng của hợp đồng thông minh Ethereum Virtual Machine (EVM) dành riêng cho các dự án DeFi và NFTs chạy tích hợp trên các máy chủ bên ngoài như AWS để giúp thực thi các thuật toán phức tạp không thể chạy trên chuỗi.

ZKSpace (ZKS)

ZKSpace là một giao thức ZK-Rollup Ethereum Layer 2 khá mới cung cấp các giao dịch gần như tức thì mà không cần chờ xác nhận khối.

Dự án ZK thường cung cấp giao thức NFT Layer 2 cho các dự án NFT bằng việc phát hành, đúc, airdrop và bán NFT rẻ hơn. Năm 2022 hẳn là một năm thú vị đối với ZKSpace, khi có rất nhiều sự phát triển thú vị được lên lịch ra mắt, bao gồm ZKSea – một thị trường NFT Layer-2.

Token ZKS được sử dụng để tiết kiệm phí trên Ví Layer2 khi hoán đổi các token DeFi và cũng được sử dụng để thanh toán cho việc khai thác NFT trên thị trường Layer 2.

SKALE Network (SKL)

Skale là một mạng blockchain đàn hồi tập trung vào hiệu suất cao, cung cấp tốc độ giao dịch nhanh hơn gấp 1000 lần cho các Dapps trên Ethereum.

Các dự án tiền điện tử có thường lựa chọn thuê một sidechain thông qua Skale để tăng thông lượng giao dịch bằng cách sử dụng các nút xác thực Ethereum 2.0 cùng với việc sử dụng công nghệ Sharding. Nhờ đó, các dự án có thể thực hiện các hợp đồng thông minh trên các blockchains do Skale cung cấp để tăng cường các dịch vụ DeFi, trò chơi, NFT và các dịch vụ phát trực tuyến nội dung.

Token SKL là token của mạng Skale, có nhiệm vụ hỗ trợ cho hệ sinh thái Skale phát triển và duy trì mạng, đồng thời làm phần thưởng cho các node xác thực của mạng.

Gnosis (GNO)

Gnosis Chain (trước đây gọi là xDai) là một nền tảng thị trường dự đoán trên mạng Ethereum. Chuỗi Gnosis cung cấp cho người dùng cơ hội xây dựng nền tảng dự đoán của riêng họ thông qua việc tạo ra một lớp cơ sở hạ tầng cụ thể.

Gnosis Chain cũng tổ chức các giải đấu miễn phí dựa trên kết quả của các nền tảng dự đoán của họ và làm tốt các giải đấu này có thể kiếm được GNO – token gốc Gnosis Chain.

Boba Network

Boba Network là một cái tên mới xuất hiện nhưng nó đã cho thấy sự bài bản trong việc phát triển và thu hút người dùng mới đến hệ sinh thái.

Boba Network cũng sử dụng giải pháp Optimisitc Rollups giúp việc triển khai các dự án mới thuận tiện và nhanh hơn. Các cái tên đầu tiên của hệ sinh thái của nó có thể kể đến như: Oolong Swap, SenpaiSwap, Swapperchan,… đang có một tốc độ tăng trưởng rất ấn tượng.

Kết luận

  • Coin Layer 2 là các đồng coin được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề về tính mở rộng của Ethereum và được thừa hưởng tính bảo mật từ Ethereum.

  • Có nhiều loại giải pháp Layer 2 khác nhau, nhưng nổi bật nhất là các giải pháp: Rollups for Zero-Knowledge, Optimistic Rollups, Plasma, State channels…

  • Coin Layer 2 còn khá mới và cần thời gian để phát triển, vì vậy dù chúng hữu ích, nhưng cũng đi kèm theo nhiều nhược điểm.

  • Ethereum hiện là blockchain có nhu cầu mở rộng quy mô cao nhất hiện nay. Điều này có nghĩa là các dự án Layer-2 sẽ càng được chú ý và có nhiều tiềm năng trong tương lai.

  • Đã có nhiều dự án Layer 2 nổi bật và thu hút được số lượng người dùng nhất định, ví dụ: Polygon, Boba Network, Loopring, OMG Network, Gnosis…

Trên đây là những chia sẻ của chúng mình về coin Layer 2. Mong rằng qua bài viết này, bạn đã nắm được những kiến thức cơ bản về coin Layer 2 là gì, có công dụng gì & đâu là những đồng coin Layer 2 tiềm năng nhất.