So sánh Arbitrum (ARB) và Optimism (OP)

26/06/2023 00:06
0
Artboard-12 24.9K

Optimism và Arbitrum là hai trong số các giải pháp Layer 2 lớn nhất sử dụng công nghệ Optimistic Rollup để mở rộng mạng lưới Ethereum. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng so sánh tổng quan về hai giải pháp này.

  1. Thông tin tổng quan về tokenomic

Mình sẽ đi nhanh qua để so sánh Token Allocation của cả hai dự án ở bảng dưới đây:

Tất nhiên, việc lắp ghép một vài hạng mục giữa 2 dự án để so sánh thì có hơi khập khiễng. Điển hình là mục “Ecosystem Fund” và “DAO Treasury”, vì tài liệu từ phía Arbitrum vẫn chưa đề cập quá chi tiết mục đích của “DAO Treasury“. Dù vậy, với các hạng mục còn lại, chúng ta có thể phần nào đem ra so sánh, vì mục đích sử dụng là khá tương đồng.

Nhìn một cách tổng quan, phân bổ của Arbitrum sẽ không thiên về cộng đồng user và đối tượng builder dự án như Optimism. Điều này được chỉ ra ở mục phân bổ cho Airdrop, Team, Nhà đầu tư ở các round đầu và chênh lệch nhất có thể là phần kinh phí hỗ trợ chia lại cho dự án (Grant).

Nhiều anh em cũng đang thắc mắc vì sao tỷ lệ % của Arbitrum thấy khá lẻ. Nguyên nhân là bởi nguồn cung của Arbitrum không giới hạn và sẽ tiếp tục nở theo thời gian (với mức cam kết không quá 2% mỗi năm).

Cả hai layer-2 sẽ dùng ETH làm đơn vị trả phí và token native của mình sẽ được dùng cho quản trị và hỗ trợ grant cho cộng đồng.

Xem thêm Coin layer-2 là gì?

  2. Giải pháp công nghệ

Mặc dù Arbitrum và Optimism đều được phân loại vào công nghệ Optimistic Rollup, nhưng chúng có một vài điểm khác biệt cơ bản.

Thứ nhất, hai dự án này sử dụng quy trình giải quyết tranh chấp khác nhau để xác thực các giao dịch. Optimism sử dụng các bằng chứng gian lận một vòng được thực thi trên Layer 1, trong khi Arbitrum sử dụng các bằng chứng gian lận multi-round (đa vòng) được thực hiện ngoài chuỗi. Phương thức chống gian lận nhiều vòng của Arbitrum là phương pháp tiên tiến nhất trong hai phương pháp này. Vì nó có giá thành rẻ hơn và hiệu quả hơn so với phương pháp chống gian lận một vòng của Optimism.

Xem thêm bài viết về Arbitrum

Xem thêm bài viết về Optimism

Ngoài ra, trong khi Optimism và Arbitrum đều tương thích với EVM, thì Optimism sử dụng EVM của Ethereum, nhưng Arbitrum thì chạy Arbitrum Virtual Machine (AVM) của riêng mình. Điều này dẫn đến sự khác biệt về ngôn ngữ lập trình giữa hai nền tảng này. Optimism hỗ trợ ngôn ngữ Solidity, trong khi Arbitrum hỗ trợ tất cả các ngôn ngữ được biên dịch tương thích với EVM (Vyper, Yul,…)

  3. So sánh hệ sinh thái

Sự khác biệt về mặt kỹ thuật giữa Arbitrum và Optimism có thể sẽ khiến người dùng thông thường cảm thấy khó khăn để nhận biết. Tuy nhiên, người dùng có thể thấy rõ sự khác biệt giữa Arbitrum và Optimism thông qua quy mô hệ sinh thái và cộng đồng của chúng.

Tổng giá trị bị khóa (TVL) của Arbitrum là 1,96 tỷ đô la Mỹ, cao hơn gấp đôi so với con số 750 triệu đô la Mỹ của Optimism.

Twitter và Discord chính thức của Arbitrum lần lượt có 255.000 người theo dõi và 95.000 thành viên. Trong khi đó Optimism có 214.000 người theo dõi trên Twitter và khoảng 44.000 thành viên trên Discord.

Hệ sinh thái của Optimism chỉ có hơn 50 Dapp, tương đối nhỏ khi so với con số hơn 80 trên hệ sinh thái của Arbitrum.

Cả hai giao thức cũng chia sẻ nhiều DEX, Dapp và nền tảng cho vay. Nền tảng lớn nhất trên Arbitrum là GMX, một sàn giao dịch giao ngay và vĩnh viễn phi tập trung với phí hoán đổi thấp và không có trượt giá. Vị trí thứ hai là Curve Finance –một giao thức AMM (Automated Market Maker – trình tạo lập tự động) được thiết kế để swap (hoán đổi) giữa các stablecoin với mức phí và tỷ lệ trượt giá thấp.

 

Synthetix là giao thức lớn nhất tính theo TVL trên hệ sinh thái Optimism một giao thức thanh khoản phái sinh cho phép tạo ra các tài sản tổng hợp trên blockchain. Xếp ngay sau đó là những dự án quen thuộc như Uniswap, Perpetual Protocol hay Curve Finance.

Ngoài ra, Velodrome Finance là một sàn giao dịch phi tập trung cho các giao thức dành riêng cho Optimism, được tạo ra với mục đích đảm bảo khả năng tương tác tốt hơn giữa các giao thức DeFi trên Optimism.

  4. Những phát triển kĩ thuật trong tương lai

EIP-4844

Ở 2 đồ thị ở phần trước, nếu so sánh giữa Phí giao dịch thu từ người dùng (phần màu xanh lơ) và Doanh thu trả về cho dự án (phần màu tím), anh em sẽ thấy một khoảng chênh khá lớn. Điều này đến từ những chi phí tương tác với Layer-1, ghi nhận và tổng hợp dữ liệu. Có thể nói, điểm nghẽn về mô hình kinh doanh lại bắt nguồn từ điểm nghẽn khác trong bản chất kỹ thuật. Đó là khi Layer-2 vốn phải phụ thuộc vào Layer-1 Ethereum để đảm bảo tính phi tập trung và bảo mật. Tuy nhiên, trong thời gian tới, vấn đề đó được kì vọng sẽ được xử lý bằng EIP-4844.

Trong một bài phân tích dữ liệu từ tác giả “dcrapis” liên quan đến cấu trúc phí giao dịch sau EIP-4844, những so sánh giữa Arbitrum và Optimism cũng đã được đề cập.

Với khung thời gian là 2 tháng đầu năm 2023, lúc thị trường Layer-2 có nhiều hoạt động sôi nổi nhất, thông số dữ liệu mà các Rollup trên gửi về cho Layer-1 là không quá chênh lệch trong ngày. Cụ thể:

  • Arbitrum: trung bình gửi 100mb dữ liệu mỗi ngày về mainnet ETH.
  • Optimism: trung bình gửi 93mb dữ liệu mỗi ngày về mainnet ETH.

Điều đó cho thấy, dù sau khi EIP-4844 được triển khai, con số chênh lệch chi phí calldata (tức ghi nhận và đối chiếu dữ liệu giao dịch với Layer-1) của 2 dự án sẽ không quá lớn.

Tuy nhiên, nếu so sánh với chính bản thân mình, cả Optimism và Arbitrum sẽ có thể cắt bỏ được một lượng lớn chi phí trong việc calldata. Ước tính hiện tại là khoảng 10 lần và một vài dự đoán còn cho rằng chi phí dữ liệu cho mỗi Batch giao dịch của Layer-2 sẽ gần như…miễn phí.

  5. Lời kết

Chúng ta có thể nhận thấy cả Optimism và Arbitrum đều có những ưu điểm riêng và không có một dự án nào hoàn toàn vượt trội so với đối thủ. 

Từ góc nhìn cá nhân của mình, Arbitrum và Optimism có khá nhiều điểm tương đồng từ cách triển khai mô hình, các thiết lập kỹ thuật và không bên nào cũng có lợi thế cạnh tranh quá vượt bậc. Riêng chỉ có một chi tiết trong cách thiết kế tokenomics mình nghĩ rằng Optimism có định hướng thiên về cộng đồng nhiều hơn, trong khi đó Arbitrum lại chọn cách tiếp cận muốn đảm bảo quyền kiểm soát nhiều hơn để dễ dàng điều phối hoạt động trong mạng lưới.

Theo dõi các tin tức mới nhất tại:
Aliniex tổng hợp