Chỉ báo Momentum là một công cụ quan trọng trong phân tích kỹ thuật, thường được sử dụng trong giao dịch. Chỉ báo này giúp nhà giao dịch xác định xu hướng hiện tại và đánh giá mức độ mạnh mẽ của xu hướng đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm Momentum, ý nghĩa của nó và cách sử dụng chỉ báo Momentum trong giao dịch Crypto
Momentum là gì?
Momentum hay còn gọi là chỉ báo xung lượng, động lượng viết tắt là MOM. Đây là một công cụ khá phổ biến được nhiều trader sử dụng trong phân tích kỹ thuật và tìm kiếm giao dịch tiềm năng.
Chỉ báo Momentum dựa trên việc so sánh biến động giá trong quá khứ và hiện tại, nhằm đánh giá tốc độ thay đổi của giá trong một khoảng thời gian cụ thể. Chỉ báo này giúp nhà giao dịch nhìn thấu sức mạnh của xu hướng hiện tại và dự đoán liệu giá có tiếp tục di chuyển theo xu hướng đó hay đảo chiều.
Đặc điểm của chỉ báo Momentum
Momentum thuộc nhóm chỉ báo động lượng, bao gồm đường dao động và đường tham chiếu có giá trị 100. Dựa trên giá trị của Momentum và khoảng cách đến đường tham chiếu, chúng ta có thể đánh giá sức mạnh xu hướng.
- Đường Momentum luôn dao động quanh đường 100, nếu càng xa đường 100 chứng tỏ giá biến động càng mạnh. Ngược lại, nếu giá tiến gần tới đường 100 thị trường ít biến động hơn (sideway).
- Khoảng cách giữa đường Momentum và đường 100 sẽ cho chúng ta biết giá đang di chuyển nhanh hay chậm. Nếu khoảng cách càng xa thì thị trường di chuyển càng nhanh và ngược lại trong trường hợp khoảng cách nhỏ.
Công thức tính Momentum
Mức giá đóng cửa của các phiên giao dịch chính là yếu tố chính giúp tính toán ra Momentum. Công thức tính Momentum như sau:
Cách 1: Momentum = Price Close i – Price Close (i-n)
Cách 2: Momentum = (Close i/Close i-n) *100
Trong đó:
- Price Close i là giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ i.
- Price Close i-n là giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ i-n với n là số phiên giao dịch trước đó.
Rõ ràng, việc xác định Momentum theo cách 1, chủ yếu dựa trên chênh lệch giá giữa các phiên giao dịch. Trong khi, cách tính 2 không những cho ta thấy tốc độ biến đổi, mà còn giúp trader nhìn thấy bản chất của một chỉ báo động lượng.
Ý nghĩa của chỉ báo Momentum
Mom là công cụ khá hiệu quả trong phân tích kỹ thuật và được trader sử dụng khá thường xuyên. Dưới đây chính là những ý nghĩa của chỉ báo Momentum trong việc phân tích, nhận định thị trường và tìm kiếm giao dịch.
Đánh giá sức mạnh của xu hướng
Đây là một trong những ý nghĩa quan trọng của chỉ báo động lượng Momentum. Dựa trên vị trí của đường Momentum và đường tham chiếu, chúng ta có thể đánh giá xu hướng đang có chiều hướng tăng/giảm mạnh hay yếu hay chuẩn bị di chuyển sideway.
- Khi đường Momentum nằm trên đường tham chiếu 100, cho thấy giá của phiên giao dịch hiện tại cao hơn phiên (n) trước đó, giá đang nghiêng về phe mua, thị trường tăng giá. Nếu khoảng cách của đường Momentum càng xa đường tham chiếu thì đà tăng càng mạnh và biến động yếu nếu gần đường tham chiếu.
- Khi đường Momentum nằm dưới đường tham chiếu 0, xu hướng giá đang diễn ra là giảm, giá của phiên hiện tại thấp hơn giá của phiên trước đó (phiên n). Đường Momentum càng nằm sâu bên dưới, cách xa đường tham chiếu thì đà giảm càng mạnh và sideway nếu đường Momentum gần đường tham chiếu.
Tín hiệu phân kỳ với đường giá
Với các chỉ báo động lượng nói chung và chỉ báo Momentum nói riêng thì phân kỳ với đường giá chính là một tín hiệu vô cùng quan trọng để trader xác định điểm đảo chiều và tìm kiếm các lệnh Buy/Sell đảo chiều đón đầu xu hướng mới.
Tìm điểm thoát lệnh
Không chỉ cung cấp thông tin đánh giá sức mạnh xu hướng, tìm kiếm giao dịch tiềm năng mà chỉ báo Momentum còn giúp trader bảo toàn lợi nhuận, tìm cách thoát lệnh đang giao dịch.
Ý nghĩa này đến từ việc khi đường Momentum quay trở lại đường tham chiếu thì hầu hết lợi nhuận sẽ bị mất, thậm chí tệ hơn là lỗ. Vì vậy, trader cần thêm một đường MA. Nếu thấy đường Momentum cắt đường MA thì trader nên tìm cách thoát lệnh trước khi quá muộn.
Cách sử dụng chỉ báo Momentum
Cách sử dụng chỉ báo Momentum trong phân tích kỹ thuật khá đơn giản. Nhưng nếu không biết cách áp dụng sẽ dẫn đến những nhận định sai lầm. Sau đây, Aliniex sẽ hướng dẫn chi tiết cách sử dụng công cụ này:
1. Thực hiện giao dịch bằng tín hiệu với đường 100
Đây là chiến lược giao dịch thuận xu hướng, trader sẽ tìm kiếm lệnh Buy trong xu hướng tăng và Sell trong xu hướng giảm. Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định xu hướng.
Như đã giới thiệu ở phần trên, Momentum chỉ có tác dụng trong việc xác định và đánh giá sức mạnh xu hướng ngắn hạn, gần thời điểm đang diễn ra giao dịch. Do đó, để xác định xu hướng trader vẫn cần sử dụng thêm các công cụ khác như đường trendline, kênh giá hoặc phân tích trên những khung thời gian lớn hơn.
Bước 2: Nhận diện tín hiệu
- Tín hiệu Buy trong xu hướng tăng: Đường Momentum giao cắt với đường 100 và hướng lên. Điều này dự báo giá chuẩn bị tăng mạnh theo xu hướng uptrend.
- Tín hiệu Sell trong xu hướng giảm: Đường Momentum giao cắt với 100 nhưng hướng xuống. Động thái này cho thấy đợt tăng điều chỉnh đã kết thúc và giá chuẩn bị giảm mạnh theo xu hướng chính.
Bước 3: Thực hiện lệnh
- Điểm vào lệnh: Theo cây nến xanh gần vùng giao cắt xác nhận tăng giá đối với lệnh Buy và nến đỏ xác nhận giảm giá đối với lệnh Sell.
- Điểm cắt lỗ: Dưới vùng hỗ trợ quan trọng (Buy) và trên vùng kháng cự quan trọng (lệnh Sell)
- Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R tại các mức kỳ vọng của trader hoặc tại các mốc quan trọng của công cụ Fibonacci Extension. Ngoài ra, trader có thể sử dụng ngay đường xu hướng trendline của Momentum để tìm cách thoát lệnh (chúng tôi đã giới thiệu ở phần ý nghĩa).
2. Giao dịch phân kỳ giữa Momentum và giá
Để thực hiện chiến lược giao dịch đảo chiều này, trader cần đánh giá xu hướng hiện tại và xác nhận xu hướng đó đã suy yếu, tránh giao dịch khi xu hướng hiện tại vẫn còn mạnh.
Tín hiệu thực hiện lệnh Buy:
- Xu hướng hiện tại là xu hướng giảm nhưng đã có dấu hiệu suy yếu.
- Xuất hiện tín hiệu hội tụ giữa Momentum và giá: Giá tạo đáy sau thấp hơn đáy trước, nhưng MOM lại đáy sau cao hơn đáy trước.
Đây là tín hiệu cho thấy thị trường sắp đảo chiều từ giảm sang tăng. Nếu đường MOM cắt đường 100 theo chiều hướng lên thì tín hiệu càng tin cậy hơn. Lúc này trader có thể tìm kiếm lệnh Buy đón đầu xu hướng tăng mới hoặc đóng các lệnh Sell đang mở.
- Điểm vào lệnh: tại cây nến xanh thứ 3 xác nhận tăng giá.
- Điểm cắt lỗ: Đặt SL tại đáy gần nhất hoặc bên dưới vùng hỗ trợ.
- Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R hoặc tại mức quan trọng 61-8%-218% của Fibonacci Extension.
Tín hiệu thực hiện lệnh Sell
- Xu hướng hiện tại là xu hướng tăng nhưng đã có dấu hiệu suy yếu.
- Xuất hiện tín hiệu phân kỳ giữa Momentum và giá: Giá tạo đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, nhưng MOM lại đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước.
Dấu hiệu này cho thấy hành động giá đang bất thường, trader có thể kết hợp tín hiệu này với các công cụ phân tích khác để xác nhận thị trường sắp đảo chiều từ tăng sang giảm. Sau đó, tiến hành vào lệnh Sell như sau:
- Điểm vào lệnh: tại cây nến đỏ thứ 3 xác nhận giảm giá.
- Điểm cắt lỗ: Đặt SL tại đỉnh gần nhất.
- Điểm chốt lời: Theo tỷ lệ R:R hoặc tại mức quan trọng của Fibonacci Extension.
3. Momentum kết hợp với các chỉ báo khác
Trader có thể kết hợp Momentum với chỉ báo RSI, MACD, PSAR… hoặc đường trung bình động MA để tìm kiếm những cơ hội vào lệnh chính xác.
Tìm kiếm lệnh Buy
Trader sẽ tìm kiếm lệnh Buy nếu tín hiệu xuất hiện hiện tượng “hợp lưu” giữa các chỉ báo.
- Momentum: Đường Momentum cắt đường tham chiếu 100 theo chiều hướng lên.
- RSI: Hành động giá bước vào khu vực quá bán báo hiệu tín hiệu tăng giá.
- MACD: MACD và đường Signal giao cắt nhau theo chiều hướng lên, đồng thời biểu đồ histogram cũng bắt đầu chuyển dịch theo chiều từ giảm sang tăng.
- PSAR: Các chấm tròn di chuyển theo chiều từ trên xuống dưới, cho thấy đợt giảm điều chỉnh đã kết thúc và giá chuẩn bị tăng theo xu hướng chính.
- MA: Đường Momentum cắt đường MA từ dưới lên.
Tìm kiếm lệnh Sell
- Momentum: Đường MOM giao cắt đường tham chiếu 100 và hướng xuống dưới, ủng hộ đà giảm.
- RSI: Chỉ báo này bước vào vùng quá mua, báo chiều chuẩn bị đảo chiều giảm giá. Ngoài ra trader cũng có thể sử dụng tín hiệu giao cắt hướng xuống để đồng xác nhận tín hiệu.
- MACD: MACD và đường signal giao cắt và hướng xuống, biểu đồ histogram cũng có sự dịch chuyển tương tự từ tăng sang giảm, ủng hộ phe bán.
- PSAR: Các chấm của PSAR chuyển từ dưới lên trên, báo hiệu chuẩn bị kết thúc đà tăng điều chỉnh.
- MA: Momentum cắt đường MA từ trên xuống.
Kết luận
Trong bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp thông tin chi tiết về Momentum và cách sử dụng chỉ báo động lượng này trong giao dịch. Hy vọng rằng thông tin đó sẽ giúp nhà giao dịch nhận thêm tín hiệu và áp dụng thành công vào chiến lược giao dịch của mình. Mặc dù chỉ báo Momentum được sử dụng rộng rãi và được nhiều nhà giao dịch tin dùng, tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, nhà giao dịch nên kết hợp nó với các công cụ phân tích khác để tăng khả năng chiến thắng.
Theo dõi các tin tức mới nhất tại :
|